- Chiến lược, chính sách phát triển năng lượng:
Công tác hoạch định chiến lược và chính sách phát triển năng lượng là một trong những mảng công việc quan trọng của Viện. Mục tiêu của chính sách năng lượng là khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng trong nước, cung cấp năng lượng đầy đủ với chất lượng cao và giá cả hợp lý cho sự phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, từng buớc thiết lập thị trường năng lượng cạnh tranh, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và để thoả mãn nhu cầu năng lượng, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo, phát triển lĩnh vực năng lượng một cách hiệu quả, bền vững kết hợp với bảo vệ môi trường.
- Tổng sơ đồ phát triển năng lượng và hệ thống điện:Bên cạnh việc tham gia hoạch định các chính sách năng lượng quốc gia và tiến hành lập 7 Tổng sơ đồ phát triển điện, Viện Năng Lượng đã thực hiện các Tổng sơ đồ phát triển năng lượng tổng thể, Tổng sơ đồ phát triển năng luợng tái tạo, Tổng sơ đồ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các tổng sơ đồ phát triển này là các công trình quan trọng của quốc gia trong việc định hướng phát triển trung và dài hạn của ngành năng lượng Việt nam.
- Quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện:Qua việc chủ trì nghiên cứu chương trình phát triển nguồn và lưới điện truyền tải Quốc gia trong 7 quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia; Tham gia lập BCNCTKT, BCNCKT các công trình nguồn điện như NMNĐ Bà Rịa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Uông Bí mở rộng, Ninh Bình mở rộng, NMTĐ Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Yaly, Sơn La, công trình đường dây tải điện 500kV Bắc - Nam và các trạm biến áp 500kV; Lập TKKT, TDT, HSMT cho NMNĐ Hải Phòng và rất nhiều các công trình lưới điện đến 220kV, Viện Năng lượng đã thể hiện năng lực vững vàng trong việc nghiên cứu quy hoạch phát triển Hệ thống điện và lưới điện truyền tải Quốc gia.
Viện Năng lượng cũng đã nghiên cứu khả năng mua, bán trao đổi năng lượng và liết kết lưới điện giữa các Quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) và nghiên cứu tham gia khảo sát đề xuất, liên kết mua, bán điện với các tỉnh phía nam Trung Quốc (110kV, 220kV) nhằm hội nhập thị trường năng lượng và tăng cường khả năng an toàn cung cấp điện trong phạm vị Quốc gia.
Ngoài ra, Viện tham gia lập các quy hoạch phát triển các nguồn thuỷ điện nhỏ trong phạm vi toàn quốc cũng như cho các tỉnh.Nguồn tin: www.ievn.com.vn
Ý kiến bạn đọc